Chiến lược định giá sản phẩm ứng dụng tâm lý học – P1

Các chiến lược định giá sản phẩm phù hợp và linh hoạt trong kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng các yếu tố thắng thế trong quá trình Cạnh tranh – Thu hút – Xây dựng thương hiệu. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các Pricing strategy phổ biến như:

  • Premium Pricing – Định giá cao
  • Pricing for Market Penetration – Định giá thâm nhập thị trường
  • Economy Pricing – Định giá tiết kiệm
  • Price Skimming – Định giá hớt váng
  • Bundle Pricing – Định giá theo gói

Psychology Pricing ( Định giá theo tâm lý khách hàng) là một trong các chiến lược thú vị mà chủ doanh nghiệp hay các cá nhân đang kinh doanh cần nắm bắt để tạo ra ưu thế cho chính mình. 

chiến lược định giá

Psychology Pricing – Chiến lược định giá “ảo thuật”

Là hình thức biến hóa quy chiếu vào cảm xúc chủ quan của khách hàng thay vì logic nhằm giành lấy sự lựa chọn có chủ đích mà Marketer/Doanh nghiệp đặt ra.

Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ

Khéo định giá thì lấy được cả tiền và lòng trung thành của khách hàng

Để làm được điều này, việc thấu hiểu tâm lý người dùng là vô cùng quan trọng. Cũng giống như:

  • Thiết lập list từ khóa cho các thiết kế web chuẩn SEO sẽ luôn là cánh cửa cuối cùng giúp cho website thăng hạng nhanh chóng.

Hay là:

  • Chạy quảng cáo Facebook – thấu hiểu tâm lý, hành vi, sở thích người dùng là điều tiên quyết cho sự thành công của chiến dịch.

Thì việc ứng dụng tâm lý học trong chiến lược định giá chính là một “trò ảo thuật” thú vị giúp làm nổi bật sản phẩm/ dịch vụ để hướng đến mục tiêu cuối cùng:

Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ

chiến lược giá
Chiến lược định giá ứng dụng tâm lý học thực sự rất phổ biến

Điều này được Adaval & Monroe giải thích rằng:

“Thông tin giá cả của một sản phẩm/ dịch vụ thường không được nhận thức chính xác về các con số. Thay vào đó người mua hàng sẽ nhận thức một cách tự nhiên trong các phần dễ hình dung hơn. Lúc này, não bộ có xu hướng tiếp nhận thông tin về giá theo hướng vô thức trước khi đến ý thức”

Vì vậy, các chiến lược định giá, mà cụ thể là Psychology Pricing, chỉ với một chút thay đổi nhỏ cũng có thể làm cho người dùng bị “lạc lối” vào “ma thuật” của cảm tính.

Chào mừng đến với Psychology Pricing – Chiến lược định giá ứng dụng tâm lý học

P1 được chia sẻ bởi Tổng Lực dưới đây là 5 cách của Psychology Pricing – Chiến lược định giá tâm lý mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Và có lẽ rằng, đọc đến dòng đầu tiên, dường như bạn lại giật mình mà thốt lên: ” Thôi rồi! Hóa ra ngày trước, mình cũng bị “dụ” bởi chiêu này!”

Có thể bạn sẽ cần:

Giảm đi một đơn vị – Chiến lược định giá tâm lý chưa bao giờ lỗi thời

chiến lược giá
Cách Boshop làm cho người dùng bị thu hút bởi con số

Hàng thập kỷ qua, chúng ta vẫn luôn chứng kiến những mức giá – sự thay đổi về giá giữa các sản phẩm cùng loại với nhau và ngay chính bản thân của sản phẩm đó. Nhưng một thực tế rằng:

9 – 9,9 – 3 – 5 – 7 – Số lẻ

Luôn là những con số được Marketer định giá đối với sản phẩm của mình. Và điều này còn được quyết định ở con số bên trái với hiệu ứng neo “kỳ dị”.

Cụ thể: Một chiếc bánh choco có được định giá 29.000 VNĐ luôn hấp dẫn hơn 30.000 VNĐ. Hay một gói thiết kế website 4 triệu 9 luôn kích thích hơn gói 5 triệu . Đôi khi sự khác biệt giữa các con số không nhiều, nhưng dưới tác động vô thức của não bộ, con người lại thích dừng trước định giá có số lẻ và con số nằm ở bên trái.

Sử dụng số lẻ cho giá – Chú ý đến con số phía bên trái

Hiển thị về kích thước giá

các chiến lược định giá sản phẩm
Bố trí con số đặc biệt có tỉ lệ chênh lệch lớn so với toàn bộ khung hình sẽ thu hút khách hàng hơn

Kích thước về giá hoàn toàn không liên quan đến logic mua hàng của người dùng, nhưng lại là yếu tố cảm xúc vô thức cực kỳ đắt giá nếu áp dụng. Đó là lý do khách hàng sẽ cảm nhận tích cực hơn nếu kích thước giá của sản phẩm/ dịch vụ nhỏ hơn so với tổng thể.

Sử dụng chữ số (giá) có kích thước nhỏ hơn trong hình ảnh

Từ ngữ liên quan đến cường độ nhỏ (thấp)

Content – mật ngọt của Quảng cáo. Nó không chỉ thu hút người dùng ở hình ảnh – màu sắc mà còn ở âm vực, ngữ điệu. Có nhiều từ đắt giá nhằm gia tăng mức độ hấp dẫn đối với nhận thức của người dùng. Lúc này, yếu tố tâm lý được đánh vào ở các ngữ mang âm điệu thấp. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm/ dịch vụ.

Nên sử dụng các từ: nhỏ, thấp, bé,… trong content Quảng cáo 

Các thông tin hữu ích khác:

Chia giá thành các gói nhỏ – Chiến lược định giá tâm lý vô cùng hiệu quả

chiến lược định giá
Hiệu ứng mỏ neo với chiến lược định giá chia theo thời gian

Chẳng hạn: Một sản phẩm có mức giá là 495.000 VNĐ. Lúc này, khách hàng có thể lưỡng lự nếu phải trả một lần. Tuy nhiên, cũng với mức giá này, nhưng khách hàng được trả 5 lần và mỗi lần là 99.000 VNĐ. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm/ dịch vụ này rẻ quá rẻ. Rõ ràng, người dùng thừa hiểu: 495.000 VNĐ/ 1 lần trả = 99.000 VNĐ/ 5 lần trả. Nhưng điều đó không quan trọng bởi cảm xúc của họ đã hướng ngay đến định giá thấp từ ban đầu (hiệu ứng neo giá).

Đây cũng là một trong các chiến lược định giá rất phổ biến mà bạn có thể gặp ở bất kỳ đâu: Chỉ cần trả trước 49K – Có ngay khóa học Tiếng Anh cấp tốc cho người đi làm.

Chia nhỏ số tiền thanh toán đối với các sản phẩm có giá trị cao.

Chia giá theo ngày – Chiến lược định giá sản phẩm “mức thấp”

Nhưng có thực sự thấp?

Cũng giống như việc chia giá thành từng gói nhỏ thì chia giá theo ngày cũng là cách làm cho người dùng cảm thấy chi phí cho sản phẩm “rẻ hơn”, mặc dù tổng sản phẩm thì vẫn vậy.

Chẳng hạn về chiến lược định giá theo ngày:

  • Làm trắng da với Habalabo chỉ với 1k mỗi ngày.
  • Sở hữu trọn bộ thiết kế logo độc đáo chỉ với giá ổ bánh mỳ 10K ( còn bao nhiêu cái bánh mỳ thì người dùng sẽ được bật mí sau. Song, điều này lại làm cho khách hàng cảm thấy sản phẩm này có giá khá rẻ, khá hời.)

 So sánh giá theo ngày với các sản phẩm có thuộc tính thấp hơn.

Còn rất nhiều chiến lược định giá sản phẩm ứng dụng tâm lý học – Psychology Pricing thú vị và hay ho khác trong P2 của Tổng Lực. Theo dõi tại website hoặc fanpage của chúng tôi để cập nhật nhanh chóng nhiều tin tức và chia sẻ hữu ích khác.

Tổng Lực – Content Marketer Tổng Lực

4.9/5 - (21 bình chọn)
0765.82.82.82