CTA là gì? 12 loại nút Call To Action cần nắm rõ!

Bên cạnh các yếu tố SEO Onpage rõ rệt như: SEO Title, Meta description, Heading,…thì CTA (Call To Action) là tiêu điểm không thể bỏ qua trên website và Landing Page. Nó được xem là không ảnh hưởng đến SEO nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong tối ưu trang, thúc đẩy hành vi chuyển đổi của User. Suy cho cùng, các nền tảng thương mại được tạo ra là để tìm kiếm khách hàng và phục vụ khách hàng!

Mẫu nút Call to action
Mẫu nút Call to action

Định nghĩa về CTA

CTA còn gọi là Call-to-action, CTA button, nút kêu gọi hành động. Nó hiện diện trên website, content, quảng cáo, Landing Page,…dưới dạng hình ảnh, nút, đường link, nhằm thúc đẩy người dùng thực hiện các hành động chuyển đổi tiếp theo có lợi cho doanh nghiệp bạn.

Tất nhiên, sẽ chẳng có chuẩn mực nào về một CTA cho mọi ngành kinh doanh, mọi content mà bạn sẽ viết. Do đó, đừng kỳ vọng quá nhiều vào “click tại đây”, mà cần phải nhiều hơn nữa để test. Chúng tôi gợi ý cho bạn một vài nút Call To Action dưới đây, lưu lại ngay!

12 loại Call To Action phổ biến nhất hiện nay

Có một vài loại CTA mà bạn cần biết:

Xét về mục đích

call to action

Nút CTA xem thêm, đăng ký dùng thử, nhận ưu đãi
nút cta

CTA thu thập thông tin khách hàng tiềm năng

Là loại Call to action nhằm thôi thúc khách hàng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn hoặc nhận một điều gì đó. Từ các thông tin đăng ký của khách hàng, bạn có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo, re – marketing đến họ để gia tăng khả năng hiện diện và chốt Sale.

CTA thực hiện Form đăng ký

Tương tự như nút thu thập khách hàng tiềm năng, Call to action này được người dùng đăng ký nhằm để nhận được các thông tin hữu ích tiếp theo hoặc để nhận quà, tư vấn.

Ex: Khi User ghé thăm một website về Digital Marketing và họ cảm thấy khá thú vị với các bài viết trên trang. Họ có thể điền thông tin như: Email, Phone, Name,…vào Form để nhận được thông báo các bài viết một cách nhanh chóng và sớm nhất.

CTA đọc thêm

Nút đọc thêm nhằm khơi gợi tính tò mò của người dùng. Điều này thích hợp cho các bài post. Và khi người đọc cảm thấy thu hút bởi đoạn văn đầu tiên, họ sẽ click và nút này để khám phá những điều bên trong.

CTA khám phá

nút call to action
Nút CTA khám phá nhằm điều hướng KH đến sản phẩm/ dịch vụ mong muốn

Bạn có thể sử dụng Call to action cho các sản phẩm/ dịch vụ với mục đích điều hướng người dùng click khám phá. Điều này không chỉ giúp cho trang web trở nên tinh gọn bởi các nút kêu gọi hành động sống động, mà còn gia tăng trải nghiệm người dùng.

CTA chia sẻ

Cách để lan tỏa nội dung của bạn trên Internet chính là thông qua các nút chia sẻ lên MXH. Bạn có thể đặt nút kêu gọi hành động ở các bài viết với các nút Share lên Facebook, Instagram,… Điều này có thể gia tăng traffic của trang web một cách nhanh chóng.

CTA nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Là những Call to action đòi hỏi khách hàng đăng ký, điền Form nhằm nhận được các mẫu thử, quà tặng, voucher, khuyến mại từ công ty, doanh nghiệp. Hoặc đơn giản là để nhận thông tin săn hàng giá rẻ, hàng mới về. Rõ ràng, để “buộc” khách hàng mua sản phẩm ngay lập tức không phải dễ. Nhưng để họ nhận liền tay mẫu thử, quà tặng thì thật nhanh vô cùng.

CTA chốt Sale

Đối với các nút Call to Action mang mục đích chốt Sale, bạn có thể đặt ngay đầu trang hoặc cuối trang. Tuy nhiên, gợi ý tốt nhất của chúng tôi vẫn từ ở đầu trang. Bởi đơn giản, đôi khi không ai đủ kiên nhẫn để lướt hết một bài post dài dằng dặc.

Xét về tính chất

Bao gồm:

  • CTA sáng tạo với bất quy tắc với những thiết kế và vị trí đặt linh hoạt. Mục đích của nó nhằm gây ấn tượng và thu hút người dùng.
  • CTA gây sự tò mò với một vấn đề được đặt ra hoặc giải quyết ở lưng chừng. Điều này nhằm kích thích sự tò mò của User và thôi thúc họ click ngay. Thường xuyên đặt ở các post chia sẻ, khám phá,…
  • CTA giải pháp là dạng Call to action với múc đích giúp khách hàng giải quyết một vấn đề nào đó. Thông thường nó sẽ ở nằm ở dạng khám phá dịch vụ hoặc chia sẻ.
  • CTA đưa lợi ích là nút kêu gọi hành động có tỷ lệ chuyển đổi nhiều nhất. Như đã đề cập ở trên, chúng ta luôn bị hấp dẫn bởi những lợi ích, món quà, miễn phí,….Nó thường dùng để tìm kiếm, thu thập thông tin và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
  • CTA mốc thời gian với giới hạn định mức thời gian của một khuyến mãi, Sale, chương trình nào đó nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng và buộc họ phải ra quyết định đăng ký ngay kẻo hết thời gian vàng.

Làm thế nào để tạo một Call to action chất lượng?

Nút kêu gọi hành động được đánh giá là hiệu quả khi đạt được khả năng kích thích hành động và tạo ra chuyển đổi từ người dùng.

Vì vậy, để tạo ra tính chất lượng của một nút kêu gọi hành động, cần đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Thiết kế

cta
Mẫu thiết kế CTA đơn giản, kết hợp màu nổi bật

Nút kêu gọi hành động không bao giờ thiếu trên các thiết kế web bán hàng hay Landing Page. Tuy nhiên, sự hiện diện của nó có thực sự hữu ích hay không phụ thuộc ít nhiều vào thiết kế. Bởi, thiết kế (bên ngoài, bao gồm cả kích thước, hình dạng và màu sắc) là là yếu tố tạo nên sự quan tâm của người dùng đầu tiên.

Gợi ý của Tongluc dành cho bạn: Hãy sử dụng các thiết kế Call to action lớn, hài hòa và có giới hạn để không phá vỡ tổng thể chung. Cần có sự tương phản giữa màu nền và màu của CTA. Xanh, đỏ, vàng, cam là những màu được ưa chuộng trong nút kêu gọi hành động nhất hiện nay.

Content

Call to action giới hạn nội dung content, vì vậy, điều bạn cần lúc này là chọn những từ, cụm từ rõ ràng, ngắn gọn và đủ để chạm đến cảm xúc của người dùng. Tất nhiên, cần tránh những từ và cụm từ không rõ ràng. Tùy vào mục đích của Call to action mà nội dung sẽ khác nhau. Một vài gợi ý phổ biến thường thấy cho bạn: Đọc ngay, click vào đây, xem ngay, mua ngay, khám phá ngay, gọi ngay, đăng ký ngay, …

Vị trí của CTA

Thiết kế tốt, content chất nhưng vị trí nút kêu gọi hành động không hợp lý thì rất dễ gây phản ứng ngược.

Có nhiều vị trí để đặt CTA, chẳng hạn: đầu trang, giữa trang, cuối trang hoặc chạy dọc theo banner. Tuy nhiên, điều bạn cần đảm bảo là không chèn quá nhiều các nút kêu gọi. Nó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rắc rối và khó chịu.

Test

Cũng giống như chạy quảng cáo facebook, bạn cần test thử rất nhiều thiết kế, mã màu và vị trí đặt Call to action. Phương pháp hiệu quả nhất là thử nghiệm A/B. Nghĩa là đem 2 phiên bản, bài test cho 1 nhóm đối tượng. Một nữa nhìn thấy phiên bản A và một nữa tiếp cận với biến thể B. Từ đó, bạn sẽ có những đánh giá chung nhất nhằm quyết định có nên thay thế hay điều chỉnh thiết kế, vị trí, kích thước, màu sắc của nút kêu gọi hay không.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên từ Tongluc, bạn đã hiểu hơn về CTA và cách để tạo nên các nút kêu gọi hành động mạnh mẽ.

By Tổng Lực

4.9/5 - (15 bình chọn)
0765.82.82.82